Với mỗi khách hàng vay, Ngân hàng đều sẽ xử lý theo một quy trình cho vay được quy định sẵn. Khách hàng vay hoặc dự định vay cần biết quy trình này để có cơ sở giám sát, đốc thúc Nhân viên Ngân hàng, đảm bảo khoản vay được thực hiện đúng tiến độ.
1.Cung cấp thông tin:
Nhu cầu vay: Khách hàng muốn vay bao nhiêu tiền? Thời gian bao lâu?
Mục đích vay: Khách hàng muốn vay để làm gì? Nếu vay để mua thì mua gì? Đã ký Hợp đồng chưa? – Nếu vay để kinh doanh thì là kinh doanh mặt hàng gì? quay vòng vốn trong bao lâu? – Trường hợp vay tiêu dùng thì có thể bỏ qua câu hỏi này.
Tài sản đảm bảo: Khách hàng có tài sản để đảm bảo cho khoản vay sắp tới không? Nếu có thì tài sản là gì? Nhà đất hay xe oto hay tài sản gì khác?
Thu nhập của khách là bao nhiêu: Ngân hàng chấp nhận các nguồn thu nhập từ lương (có đủ hồ sơ như bước 2). Ngân hàng sẽ hỏi hàng tháng Khách hàng có nguồn thu nhập ổn định không? Nguồn thu đến từ đâu? Hàng tháng nhận bao nhiêu tiền? Ngoài nguồn thu của bản thân thì còn nguồn thu nào khác không (cho thuê nhà, thuê xe, cho thuê tài sản…) hoặc vợ/chồng có thu nhập không?…
2. Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ pháp lý:
- CMND hoặc hộ chiếu của khách hàng vay;
- Sổ hộ khẩu hoặc KT3 trong trường hợp chưa có hộ khẩu tại nơi muốn vay vốn
- Đăng ký kết hôn (trường hợp đã có vợ hoặc chồng) hoặc Xác nhận tình trạng hôn nhân (trường hợp độc thân)
Hồ sơ tài chính:
- Nếu nguồn thu từ lương: HĐLĐ còn hạn, bảng lương hoặc sao kê lương
- Nếu nguồn thu từ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn (nếu có);
- Nếu nguồn thu từ cho thuê tài sản: Chứng từ chứng minh quyền sở hữu tài sản thuê, chứng từ chứng minh thu nhập từ tài sản thuê.
Hồ sơ mục đích sử
dụng vốn:
Đơn giản nhất là bạn dùng tiền để làm gì thì bạn cần chuẩn bị chứng từ liên
quan đến mục đích sử dụng vốn của bạn để cung cấp cho Ngân hàng. Theo quy định
của Pháp luật, các khoản vay Ngân hàng đều phải chứng minh có mục đích sử dụng
vốn hợp pháp.
Hồ sơ tài sản đảm bảo:
Trong các trường hợp Khách hàng mua nhà, mua xe và đảm bảo bằng chính Nhà hoặc xe mua thì không cần chuẩn bị thêm hồ sơ.
Trường hợp mục đích khác hoặc dùng tài sản khác thì khách hàng cần chuấn bị Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản định thế chấp cho Ngân hàng (VD: BĐS thì là sỏ đỏ/sổ hồng; Xe oto thì là đăng ký xe …).
Trường hợp dùng tài sản của bên thứ 3 làm tài sản thế chấp, Khách hàng sẽ cần cung cấp thêm CMND, SHK của chủ sở hữu tài sản.
3. Thẩm định
Ngân hàng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, đánh giá thông tin, đánh giá thực địa tại nơi làm việc, nơi ở của Khách hàng. Dùng các biện pháp nghiệm vụ để đối chiếu, xác minh từ đó xác định sự phù hợp với các điều kiện của Ngân hàng của Khách hàng.
4. Phê duyệt khoản vay
Trên cơ sở hồ sơ và các thông tin cho nhân viên báo cáo, cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành phê duyệt khoản vay.
Trong một số trường hợp (thường là những khoản vay lớn), sẽ có bộ phận độc lập khác tiến hành thẩm định lại hồ sơ khách hàng một lần nữa để đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
5. Quyết định cho vay và các thủ tục giải ngân
Từ lúc này lưu ý kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ gốc (của những hồ sơ photo đã cung cấp Ngân hàng ở bước 2) và đợi thông báo tiếp theo của Ngân hàng.
Cần đọc kỹ thông báo cho vay, vì trên đó sẽ ghi rõ điều kiện cho vay, các thông tin về thời hạn, lãi suất, biên độ … và đọc kỹ hợp đồng vay trước khi ký.
